Cây khổ qua rừng còn có tên là cẩm lệ chi, lương qua hay mướp đắng rừng. Dù có nhiều tên nhưng tên khoa học của cây chỉ là Momordica charantia. Khổ qua rừng thuộc chi mướp đắng, họ bầu bí.
Người Anh gọi nó là wild bitter melon, wild bitter gourd hay wild bitter squash.
Trong quả có chứa glycozit đắng: momordixin, charantin; hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol; protid, acid amin; lipid và các sắc tố chủ yếu: lycopen; một số vitamin và muối khoáng. Hạt chứa chất béo và chất đắng.
Theo Đông y mướp đắng rừng có vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường. Dùng 1- 4 quả; nấu, xào, ép nước, pha hãm.
Cây khổ qua rừng còn có tên là cẩm lệ chi, lương qua hay mướp đắng rừng. Dù có nhiều tên nhưng tên khoa học của cây chỉ là Momordica charantia. Khổ qua rừng thuộc chi mướp đắng, họ bầu bí.
Cây cỏ ngọt còn có tên gọi khác là cây cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt… Tên khoa học: Stevia Rebaudiana. Tác dụng nổi bật của loài cây này, được nhiều người biết tới đó là công dụng tạo vị ngọt tự nhiên, có độ đường thấp, là loại thảo dược tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.
Ngoài khổ qua rừng và cỏ ngọt là 2 loại dược liệu tốt cho sức khoẻ, TNB Việt Nam còn mở rộng nghiên cứu một số dược liệu dân gian khác giúp cho người dùng có thêm nhiều lựa chọn hơn để bảo vệ sức khoẻ. Trong số đó phải kể đến: Xạ đen, Sa Kê, Lạc Tiên...